HƯỚNG DẪN THI CÔNG BÊ TÔNG PUMICE VMC-PUMI120 BẢO VỆ RỖNG VỚI TẤM ỐP CHO CỘT

HƯỚNG DẪN THI CÔNG BẢO VỆ RỖNG CHO CỘT VỚI TẤM ỐP

* BÊ TÔNG PUMICE  *

 

CÁC BƯỚC THI CÔNG

Theo QCVN06:2022BXD – Phụ lục F:

  1. Nếu bạn làm mới: cần xin phép phê duyệt phương án PCCC ngay từ khi làm thủ tục xin phép.
  2. Nếu bạn đã dùng phương án khác (bọc tc,…): Hãy làm thủ tục xin đổi phương án thi công theo phương án trong QCVN06:2022BXD – Phụ lục F
  3. Các bước tiến hành.

– Làm hồ sơ xin thẩm duyệt phương án làm bảo vệ kết cấu bằng vật liệu trong QCVN06:2022BXD – Phụ lục F ( Mục F5 – bảng F7 cho cột)

– Khi thẩm duyệt hồ sơ cần lưu ý:

Trên bản vẽ thể hiện từng hạng mục có các tiêu chuẩn khác nhau, phải nêu rõ làm theo phương án bọc rỗng hay cột.

Nếu làm rỗng nên ghi rõ để sau làm đúng theo phương án đã được thẩm duyệt.

 

Ví dụ:

Với yêu cầu R90 cho cột ta ghi trên bản vẽ như sau:

” Hệ kết cấu cột tầng ….. (ghi vị trí làm) được bọc bảo vệ chống cháy dạng rỗng đảm bảo GHCL R90 theo QCVN06:2022BXD.

Bảo vệ dạng rỗng bằng bê tông Pumice 50mm có cốt thép tại tất cả các mạch ngang”

 

CHI TIẾT THI CÔNG BẢO VỆ RỖNG CHO CỘT

* Bảo vệ rỗng với tấm ốp Pumice

Lưu ý:

– Lớp bảo vệ phải cách kết cấu khoảng hở chống truyền nhiệt trực tiếp

 

1. Chuẩn bị vật tư:

– Thép hộp mạ kẽm kỹ thuật (13*26*1.1)– Kẹp đàn hồi chuyên dụng, máy hàn

– Vật liệu làm khuôn đổ tấm vữa

– Lati thép (không dầu)

– Bê tông Pumice VMC-PUMI120

– Bạt che chắn, máy khoan, cắt, cưa,…– Máy trộn vữa cưỡng bức, máy phun vữa

– Xe nâng, giàn giáo và các vật tư phụ khác.

(Cột đã được sơn bảo vệ chống gỉ sét)

 

 

2. Che phủ chống bắn bẩn:

– Dán che phủ sàn, trần, khu vực làm việc tránh làm bẩn những khu vực không phun vữa.

– Lót sàn bằng bạt ở khu vực di chuyển trộn vữa, thi công.

 

3. Thi công:

  1. Tạo khung xương

– Đo đạc kích thước kết cấu thép

– Cắt xương thép hoặc thép hộp theo kích thước đã đo được

– Hàn trực tiếp thép hộp vào bụng và cánh của kết cấu thép để tạo khoảng trống giữa cột và lớp vữa.

* Xương thép hộp từ 20x20mm trở lên

  1. Tạo khung vữa

– Đo đạc kích thước kết cấu thép

– Chuẩn bị Khuôn tấm 5cm được tạo thành từ các loại vật tư khác nhau tùy nhu cầu sử dụng

– Kích thước dài rộng của khuôn tùy thuộc vào kích thước của kết cấu thép thực tế.

*Chú ý: cần đo chính xác để làm tấm chống cháy đúng kích thước giúp việc thi công dễ dàng và không cần chỉnh sửa tấm.

  1. Đổ tấm bê tông Pumice VMC-PUMI120

* Trộn vữa:

– Dùng máy trộn vữa dạng trục vít hoặc cưỡng bức để trộn vữa.

– Cho lượng nước sạch gần đủ vào máy sau đó cho vữa VMC-PUMI120 vào khi máy đang quay, cho thêm nước sạch với tỷ lệ 1kg vữa : 1.0-1.3 lít nước.

– Cho máy trộn với tốc độ chậm 2-3 phút xem vữa đạt đến độ dẻo thì dừng. Cho vữa nghỉ 2-3 phút mang ra đổ vào khuôn

* Đổ khuôn:

– Đổ 1 lớp VMC-PUMI120 lên khuôn sau đó cán đều, sau đó đặt lưới cốt thép đã chuẩn bị từ trước lên lớp vữa vừa cán và tiếp túc đổ lớp vữa thứ 2 lên trên lưới cốt thép, dùng bàn xoa vuốt phẳng bề mặt vữa.

*Chú ý:

Cốt thép phải là các sợi thép không dầu, sợi thép buộc có đường kính không nhỏ hơn 2,3mm, hoặc là một lưới thép có khối lượng đơn vị không nhỏ hơn 0,48kg/m2. Trong lớp bê tông bảo vệ, khoảng cách cốt thép, theo bất kỳ chiều nào không được lớn hơn 150mm.

– Sử dụng các đồ vật chuyên dụng như thước, bay, bàn xoa vuốt phẳng bề mặt theo đúng kích thước khuôn.

– Phơi tấm ốp vữa VMC-PUMI120 ở nơi khô nắng.

– Thời gian để vữa khô đủ điều kiện và bắn lên khung là 3 – 4 ngày.

– Dùng bay hoặc dao lam cắt góc men theo khuôn để tách rời vữa và khuôn, nếu sử dụng các loại khuôn từ các tấm ván ép tách khuôn chỉ cần đợi khô tấm sau đó nhấc luôn ra để tiếp tục thi công.

* Lưu ý quan trọng:
– Không lấy vữa đã khô dùng lại – Khi rơi vãi cần cho vào máy trộn lại ngay khi vữa còn dẻo.
– Không dùng máy trộn tốc độ quá lớn làm nóng vữa mất liên kết và nát vữa. Điều này dẫn đến hao hụt và dễ bị khô nhanh do tác dụng nhiệt của máy trộn.

vua-chong-chay-pumice-vmc

 

  1. Thi công tấm ốp VMC-PUMI120

– Ốp tấm chống cháy lên kết cấu thép đã đc bắn khung xương

– Cố định bằng đinh vít ..v..v

– Ôp liền mạch các tấm chống cháy với nhau theo chiều của kết cấu thép (tùy vào từng loại khung xương lựa chọn loại đinh vít phù hợp)

– Trát/ bả Bê tông Pumice VMC-PUMI120 vào phần rãnh nối giữa các tấm ốp để hoàn thiện bề mặt.

   5. Sơn màu theo yêu cầu (không bắt buộc)

– Sơn màu theo yêu cầu (tùy theo nhu cầu của nhà thầu/ chủ đầu tư)

– Bê tông Pumice VMC-PUMI120 có thể thi công với mọi loại sơn.

Quý khách và các nhà thầu có thể ứng dụng mọi loại sơn tùy theo nhu cầu từng công trình.

* Chú ý:
– Vữa có khả năng kết dính tốt nhất ở lần trộn đầu tiên.
– Tuyệt đối Không được dùng lại vữa đã bị khô – Mang đi trộn lại sẽ mất độ dẻo và bám dính gây vỡ sụt nguy hiểm

vua-chong-chay-pumice-vmc

vua-chong-chay-pumice-vmc

Leave Comments

0246 295 6498
0975 3555 68